VinFast VF e34 bất ngờ xuất hiện trên đường phố Malaysia
- Bộ Tài chính chưa trả lời đơn của ông Nguyễn Văn Tum (ngụ KP.Tân Ba, P.Thái Hòa, TP.Tân Uyên, Bình Dương) và một số người dân khác có tên trong đơn theo phiếu chuyển (PC) 274/PC-TN ngày 3.7.2023.- Hà Nội: Tổng công ty Viễn thông Mobifone (01 phố Phạm Văn Bạch, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội) chưa trả lời đơn của ông Hồ Uyên Nhân, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụ Hoàng Gia Lâm (số 14, đường số 4, KP.4, P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức, TP.HCM) theo PC 291/PC-TN ngày 25.7.2023.- TP.HCM: Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Công an TP.HCM chưa trả lời đơn của bà Phạm Thị Ngọc Loan (ngụ số 14, đường số 32, KP.3, P.Bình Trưng Đông, TP.Thủ Đức) theo PC 265/PC-TN ngày 3.7.2023; UBND Q.12 chưa trả lời đơn của ông Nguyễn Xuân Khảm (ngụ số 337, đường TX14, tổ 28, KP.7, P.Thạnh Xuân, Q.12) theo PC 267/PC-TN ngày 3.7.2023; Công ty TNHH DV XNK Phước Nguyên (89-91-93 Nguyễn Cơ Thạch, P.An Lợi Đông, TP.Thủ Đức, TP.HCM) chưa trả lời đơn của bà Vũ Châu Nguyệt Nga (ngụ số 94 Phan Đăng Lưu, P.5, Q.Phú Nhuận) và một số người dân khác có tên trong đơn theo PC 271/PC-TN ngày 3.7.2023.- Bà Rịa-Vũng Tàu: UBND TX.Phú Mỹ chưa trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Hằng (ngụ ấp Tân Trung, xã Châu Pha, TX.Phú Mỹ) theo PC 296/PC-TN ngày 25.7.2023; UBND TX.Phú Mỹ chưa trả lời đơn của bà Vũ Thị Thuấn (ngụ ấp Tân Trung, xã Châu Pha, TX.Phú Mỹ) theo PC 297/PC-TN ngày 25.7.2023.Đề nghị quý cơ quan nhận phiếu chuyển của Báo Thanh Niên nhanh chóng xem xét, giải quyết và thông báo kết quả để chúng tôi trả lời bạn đọc theo luật định.Hôn nhân của nhạc sĩ Thái Hùng và vợ ca sĩ kém 28 tuổi
Sau đợt triều cường, xâm nhập mặn ở các cửa sông Cửu Long có xu thế giảm dần, nhưng vẫn duy trì ở mức cao; riêng trên sông Vàm Cỏ, Cái Lớn, Cái Bé xâm nhập mặn vẫn tăng đến nửa đầu tháng 5, sau đó giảm dần từ nửa cuối tháng 5. Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở ĐBSCL ở cấp độ 2.
Công an TP.HCM bắt 3 kẻ vỡ nợ làm liều cướp ngân hàng chỉ sau 22 giờ
Ngày 5.1, Ban Quản lý dự án (BQLDA) 85 - Bộ GTVT phối hợp tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ hợp long cầu Đại Ngãi 2, thuộc Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi trên QL60 bắc qua sông Hậu, nối 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.Tại buổi lễ, đại diện BQLDA 85 cho biết, Dự án cầu Đại Ngãi gồm 2 gói thầu xây lắp. Trong đó, gói thầu số 11-XL (cầu Đại Ngãi 2 và phần tuyến) khởi công xây dựng từ tháng 10.2023 và gói thầu số 15-XL (cầu Đại Ngãi 1) triển khai xây dựng từ tháng 12.2024.Qua hơn 1 năm triển khai xây dựng, đến nay, hạng mục công trình chính cầu Đại Ngãi 2 đã cơ bản hoàn thành và tổ chức lễ hợp long cầu đúc hẫng Đại Ngãi 2 (vượt tiến độ khoảng 6 tháng).Cầu Đại Ngãi nằm trong quy hoạch trục dọc ven biển kết nối TP.HCM với các tỉnh duyên hải ĐBSCL, kết nối các cảng biển và khu kinh tế ven biển. Tuyến đường có ý nghĩa quan trọng không chỉ phục vụ việc phát triển kinh tế, thực hiện thành công chiến lược biển mà còn có ý nghĩa rất quan trọng về an ninh quốc phòng cho khu vực ven biển phía nam.Dự án cầu Đại Ngãi được đầu tư hoàn thành và nối thông toàn tuyến QL60 sẽ nâng cao năng lực vận tải cho vùng ĐBSCL, tạo sự kết nối giao thông thuận tiện giữa các tỉnh duyên hải phía nam với nhau và với TP.HCM, rút ngắn thời gian đi lại, giảm chi phí vận tải lưu thông hàng hóa, mở rộng giao thương và bỏ thế độc đạo của QL1, rút ngắn khoảng 80 km so với tuyến QL1 khi di chuyển từ Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu về TP.HCM.Phát biểu tại buổi lễ, ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, đánh giá cao nỗ lực của BQLDA 85, nhà thầu và các đơn vị thi công đã có nhiều nỗ lực để hợp long cầu Đại Ngãi 2 vượt tiến độ so với kế hoạch ban đầu. Đồng thời, ông đề nghị các đơn vị tiếp tục tập trung nhân lực, máy móc thiết bị đẩy nhanh tiến độ để kịp thông xe vào ngày 30.4.2025 như cam kết.Trước đó, Bộ GTVT có quyết định phê duyệt điều chỉnh tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi cơ bản hoàn thành vào năm 2027, hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2028 (kế hoạch ban đầu là năm 2026).Dự án cầu Đại Ngãi có tổng mức đầu tư gần 8.000 tỉ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 446 tỉ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị hơn 5.446 tỉ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác hơn 629 tỉ đồng; chi phí dự phòng hơn 1.439 tỉ đồng.Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 15,14 km. Điểm đầu giao với QL54, thuộc xã Hùng Hòa, H.Tiểu Cần, Trà Vinh. Điểm cuối giao với quốc lộ Nam Sông Hậu, thuộc xã Long Đức, H.Long Phú, Sóc Trăng. Dự án gồm 2 công trình cầu chính là cầu Đại Ngãi 1 và Đại Ngãi 2.Dự án do BQLDA 85 làm chủ đầu tư. Đây là cầu dây văng thứ 3 bắc qua sông Hậu, sau cầu Cần Thơ và cầu Vàm Cống.
TP.Nha Trang trong tương lai sẽ là trung tâm thương mại, tài chính mang tầm vóc quốc gia, khu vực và trên thế giới; trung tâm khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, là đô thị du lịch biển quốc tế, cửa ngõ hội nhập của tỉnh Khánh Hòa.
Cần có bộ tiêu chuẩn kiểm định riêng cho đào tạo y khoa
Sáng 24.2, giá USD thế giới giảm nhẹ. Chỉ số USD-Index hiện đứng ở mức 106,16 điểm, giảm 0,4 điểm so với hôm qua. Tại Việt Nam, tỷ giá trung tâm giữa VND với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.646 đồng, tăng 8 đồng so với cuối tuần qua. Trong khi đó, giá USD tại các ngân hàng đi ngang. Chẳng hạn, Vietcombank tăng 20 đồng, đưa giá mua chuyển khoản lên 25.340 đồng, bán ra lên 25.700 đồng. Ngân hàng ACB giữ nguyên giá mua chuyển khoản ở mức 25.350 đồng, bán ra 25.700 đồng như cuối tuần qua… Riêng USD tự do cũng tăng thêm 10 đồng, đưa giá mua lên 25.670 đồng, bán ra lên 25.770 đồng.Trong báo cáo vĩ mô mới cập nhật, Chứng khoán VPBank (VPBS) nhận định biến động tỷ giá VND/USD phản ánh thực trạng áp lực tăng cao từ các yếu tố vĩ mô và xu hướng điều chỉnh của thị trường ngoại hối trong bối cảnh quốc tế đầy biến động. Chỉ số USD-Index ghi nhận mức tăng liên tục từ cuối năm 2024 và đạt gần 109 điểm vào tháng 1 cho thấy sự mạnh lên của đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt khác. Trong tháng 2, chỉ số này giảm và dao động ổn định trong khoảng 106 - 109 điểm.Những bất định từ chính sách thương mại và căng thẳng địa chính trị đã khiến các nhà đầu tư thận trọng. Theo đánh giá từ nhóm phân tích, USD-Index dự kiến sẽ duy trì mức ổn định trong ngắn hạn khi triển vọng dài hạn phụ thuộc vào diễn biến của chính sách thương mại và các khác biệt tiền tệ toàn cầu. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế Việt Nam. Nhìn chung, mặc dù thị trường ngoại hối Việt Nam chịu áp lực từ đồng USD mạnh, nhưng các biện pháp can thiệp của Ngân hàng Nhà nước đang tích cực góp phần kiểm soát đà mất giá của VND. Do đó, các chuyên gia VPBS kỳ vọng, tổng thể mức mất giá của VND trong năm được giới hạn trong khoảng 5% dựa trên các yếu tố nội sinh như thặng dư thương mại, dòng FDI và kiều hối...